Đánh sập S-400 Nga: Mục tiêu tối thượng của F-35 Mỹ và Israel nếu muốn tấn công Iran?

Đầu tháng 8/2020, Mỹ và Israel đã tiến hành cuộc tập trận chung “Enduring Lightning” lần thứ hai nhằm nâng cao khả các năng tác chiến không đối không và tấn công mặt đất của dòng máy bay tàng hình thế hệ năm F-35.

Trong cuộc tập trận, các máy bay F-35I đến từ Phi đội Số 140 của Không quân Israel (IAF) đã huấn luyện chiến đấu cùng với các tiêm kích F-35A thuộc biên chế của Phi đội Tiêm kích Viễn Chinh Số 42 Không quân Mỹ.

Một điểm rất đáng chú ý trong cuộc tập trận Enduring Lightning lần thứ hai này là F-35 Israel đã thực hiện tiếp đầu trên không với máy bay KC-10 từ Phi đội tiếp nhiên liệu Số 908 của KQ Mỹ.

Bên cạnh đó, các phi công lái F-35 của cả Mỹ và Israel cũng đã thực hành huấn luyện hiệp đồng thông tin giữa các máy bay của nhau.

Các tiêm kích F-35 của Mỹ và Israel với vai trò “quân xanh” đã thực hành chống trả các F-35 “quân đỏ” và các mối đe dọa đến từ tên lửa đất đối không và các mục tiêu mô phỏng trên mặt đất.

Đánh sập S-400 Nga: Mục tiêu tối thượng của F-35 Mỹ và Israel nếu muốn tấn công Iran?
Các máy bay tiêm kích F-35I của KQ Israel huấn luyện chiến đấu. Ảnh: AP

Hoạt động này giúp các phi công F-35 của Mỹ và Israel thực hành phối hợp đánh bại các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu tiên tiến của kẻ thù trước khi tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Kịch bản này phản ánh rất rõ những viễn cảnh mà phi công Israel và Mỹ có thể phải đối đầu nếu Iran mua các máy bay và hệ thống phòng không tân tiến từ Nga hoặc Trung Quốc.

Đây hoàn toàn không phải là giả thuyết xa rời thực tế nếu xét tới các khả năng quân sự ngày càng gia tăng của Iran. Tehran đầu tư nhiều tiền của mua các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, chẳng hạn như S-300.

Năm 2019, Tehran cũng đã tìm cách mua hệ thống tên lửa S-400 nhưng Moscow được cho là đã từ chối. Tuy nhiên, khi lệnh cấm vận vũ khí Iran không tiếp tục được kéo dài thì Moscow rất có thể sẽ tận dụng cơ hội này để bán S-400 cũng như các máy bay và vũ khí hiện đại khác cho Tehran.

Nga chắc chắn sẽ là một khách hàng rất được chào đón ở Iran. Ngoại trưởng nước này Mohammad Zarif đã tới thăm Moscow hai lần trong tháng 7/2020. Đại sứ Iran tại Moscow Kasem Jalali cũng công khai bày tỏ ý định Tehran sẽ thúc đẩy các khả năng quốc phòng của đất nước bằng việc mua vũ khí từ Nga.

Trung Quốc cũng sẽ không ngồi yên. Bán vũ khí cho Tehran sẽ giúp Bắc Kinh xích lại gần Iran, quốc gia nhiều dầu mỏ và nằm ở vị trí chiến lược có thể đe dọa tới các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông.

Tờ New York Times ngày 22/7 đưa tin, Bắc Kinh và Tehran đang hoàn tất thỏa thuận chiến lược lâu dài, trong đó có cả các cuộc huấn luyện và tập trận chung, cùng hợp tác nghiên cứu chế tạo vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo.

Đây là động thái khiến Washington, Tel Aviv và Abu Dhabi đặc biệt quan ngại vì Bắc Kinh đã phát triển được một số khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập (A2/AD) uy lực nhất thế giới.

Nếu Trung Quốc cung cấp các khả năng A2/AD cho Iran thì điều đó sẽ làm gia tăng rủi ro cho các lực lượng Mỹ và Israel.

So với các thế hệ máy bay cũ hơn khác, việc F-35 Israel được nâng cấp khả năng đối phó với các mối đe dọa A2/AD hoặc hiệp đồng tác chiến với F-35 Mỹ là yếu tố có tầm quan trọng vô cùng lớn để chống trả các hoạt động gây hấn từ Iran.

Comments

Popular posts from this blog

গুগলে সবচেয়ে বেশি খোঁজা হয়েছে যে পাঁচ ক্লাবকে

Color Psychology in Home Design: Creating the Perfect Ambiance